Sẽ thế nào nếu một sản phẩm thực phẩm chứ năng công bố chứa 500mg hàm lượng nguyên liệu mà thực ra lại chỉ có 200, và cái khác lại có tới 800? Nếu chúng ta không có sự thống nhất trong đo lường và tiêu chí để đảm bảo đang dùng chung phương pháp đo lường, các sản phẩm sẽ có vô vàn đặc tính kỹ thuật, gây ra hệ quả tiêu cực với sức khỏe người tiêu dùng
GMP là gì ?
GMP (Good Manufacturing Practices) – là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, áp dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều, ổn định, đạt tiêu chẩn đã đăng ký và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiến quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm khác.
Lợi ích : GMP mang lại phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệt thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Mục đích :Giúp doanh nghiệp sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… có thể thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, nhà xưởng đảm bảo điều kiện về kỹ thuật và quản lý, nhằm sản xuất được sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường trong và ngoài nước.
GMP tại Việt Nam
– Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định 05/1997/TĐC Hướng dẫn chung về những nội dung cơ bản của GMP áp dụng trong các cơ sở sản xuất thuốc.
– Năm 2004, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT Triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (tân dược) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Quyết định yêu cầu đến hết năm 2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt GMP-ASEAN và đến hết năm 2010 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dùng ngoài và thuốc dược liệu phải đạt GMP-WHO.
– Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5/2008/QĐ-BYT Quy định các cơ sở sản xuất thuốc đông y phải áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP như cơ sở sản xuất thuốc tân dược.
– Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn GMP, GHP, tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất thực phẩm và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ý nghĩa và lợi ích
– Tất cả các quá trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê chuẩn và thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật
– Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và đưa ra các yêu cầu để thực hiện, kiểm soát một cách rõ ràng
– Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa, các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu tư hiệu quả (không đầu tư quá mức cần thiết gây lãng phí hay đầu tư không đúng yêu cầu)
– Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên, tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý, đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm chức năng
Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau, đáp ứng được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu.
Khi người tiêu dùng nhìn thấy chứng chỉ GMP gắn trên nhãn của sản phẩm, niềm tin của họ sẽ nâng cao hơn, rằng sản phẩm đó đích thực được sản xuất theo yêu cầu nghiêm ngặt của GMPs.
Triết lý
“Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất”
– Sản phẩm được tạo ra từ một quá trình liên kết tất cả các công đoạn, các bộ phận của nhà máy sản xuất. Vì vậy, không chỉ có các thông số kỹ thuật của các công đoạn sản xuất cần phải đảm bảo chính xác, mà hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác như hành chính, nhân sự, tài chính, cung tiêu … cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tất cả các công đoạn, bộ phận đều thực hiện đúng các yêu cầu, thao tác, chất lượng công việc … sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
– Sự kiểm soát, phòng ngừa sai lỗi hay sự không phù hợp ngay từ những công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo giảm thiểu sản phẩm hỏng không đáng có, tiết kiệm được thời gian, nhân lực…và tăng năng suất. Vì vậy tiết kiệm được chi phí sản xuất.
– Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiệu quả GMP.
Nguyên tắc:
Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng:
– Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng
– Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo
– Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
– Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
– Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống
– Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
– Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên sự kiện
– Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng
Áp dụng tiêu chuẩn SSOP và tiêu chuẩn GMP tốt sẽ giảm thiểu gánh nặng cho áp dụng tiêu chuẩn HACCP